Cách chăm sóc vết thương trầy xước thế nào cho hiệu quả

Vết thương trầy xước là tình trạng gì?

Da khi bị cọ xát trực tiếp với những bề mặt thô ráp, sắc nhọn sẽ gây nên những vết thương hở miệng ngoài da gọi là các trầy xước. Đa số nhứng vết thương này thương không gây chảy nhiều máu nhưng lại có thể sẽ khiến cho bạn cảm thấy đau đớn bởi đôi khi chúng sẽ chạm vào hay để lộ nhiều đầu dây thần kinh của da.

Cùng với đó, các vết trầy xước thường sẽ không nghiêm trọng như những vết rạch hay là cắt nên có thể được xử lý ngay tại nhà. Vết thương trầy xước này rất phổ biến và có thể xuất hiện tại nhiều bộ phận, vị trí trên cơ thể như:

  • Vùng khuỷu tay
  • Đầu gối
  • Cẳng chân
  • Mắt cá chấn
  • Các phần trên các chi

Da bị trầy xước có biểu hiện gì?

Các vết trầy xước có thể từ nhẹ đến nặng. Những triệu chứng sẽ phụ thuộc vào loại trầy xước:

  • Trầy xước 1: là những tổn thương ở bề ngoài lớp biểu bì, thường được gọi là bong tróc hoặc trầy da. Tình trạng này thường nhẹ và cũng sẽ không gây chảy máu.
  • Trầy xước 2. đã tổn thương ở lớp biểu bì và hạ bì nên sẽ gây ra chảy máu nhẹ.
  • Trầy xước 3. loại trầy xước này thường là liên quan đến ma sát và cũng sẽ ảnh hưởng đến lớp mô ở bên dưới phần hạ bì, với cấp độ này có thể bị chảy máu nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế kịp thời.

Cách chăm sóc vết thương trầy xước mau lành?

Nguyên nhân gây ra trầy xước là gì?

Té xe là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng trầy tay, trầy chân. Cùng với đó, xây xát da cũng có thể xuất hiện bất cứ khi nào mà da của bạn bị ma sát trực tiếp với bề mặt thô ráp / nhám. Không những vậy, đôi khi chỉ tiếp xúc với một vật chuyển động nhanh cũng có thể làm xuất hiện những vết xước trên da.

Cách sơ cứu vết thương trầy xước cơ bản và phổ biến nhất khi bị xây xát nhẹ ở trên da bao gồm những bước như sau:

  • Làm sạch vết thương cùng với xà phòng dịu nhẹ và nước sạch hay là dung dịch khử trùng dạng dịu nhẹ
  • Có thể bôi thuốc mỡ / thuốc kháng sinh lên trên vết thương
  • Dùng băng gạc khô, tiệt trùng để băng vết thương lại tránh cho bụi bẩn/ vi khuẩn xâm nhập.
  • Vệ sinh, kiểm tra thường xuyên vết thương và thay băng hàng ngày từ 1-2 lần hay khi thấy băng bị bẩn hay bị nước bẩn té vào, cho đến khi vết trầy xước lành lại hẳn

Đối với tình trạng vết thương xây xát da nghiêm trọng, bạn cần được các bác sĩ thăm khám và chăm sóc y tế.

Ngoài ra, sau khi đã bị trầy xước, bạn nên tiêm phòng uốn ván nếu không thời gian tiêm phòng lần cuối của bạn đã quá lâu. Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, khi đó các cơ bị co thắt tự phát. Những bào tử của vi khuẩn sẽ sản xuất độc tố uốn ván có mặt ở trong môi trường tự nhiên, vì vậy mà bất kỳ bụi bẩn / mảnh vụn nào dính vào phần da bị rách như các vết trầy xước đều sẽ có nguy cơ phát triển thành uốn ván.

Khi vết thương đã được chữa lành, bạn có thể ngừng sử dụng thuốc kháng sinh bôi và thay vào đó là dùng kem dưỡng ẩm để giữ cho làn da mềm mại.

Kiểm soát vết thương trầy xước?

Cách chăm sóc vết thương trầy xước mau lành và hạn chế để lại sẹo xấu, bạn sẽ nên cần lưu ý một số điều sau:

  • Điều trị vết thương càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ sẹo hình thành.
  • Đảm bảo giữ gìn sạch sẽ vết thương.
  • Tránh cậy hay tác động mạnh vào khu vực bị ảnh hưởng khi mà vết thương đang trong quá trình lành.

Cách chăm sóc vết thương trầy xước- Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu như vết thương trầy xước của mình gặp phải những dấu hiệu bất thường dưới đây:

  • Tình trạng xuất huyết vẫn tiếp tục diễn ra ngay cả khi bạn đã cầm máu cho vết thương.
  • Chảy máu nặng hoặc rất nhiều
  • Một tai nạn hay là chấn thương mạnh gây ra những vết thương hở miệng ở ngoài da

Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ vết thương trầy xước của bạn bị nhiễm trùng. Nếu đã bị nhiễm trùng mà không được điều trị có thể sẽ lây lan và ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn nhiều.

Bác sĩ có thể làm sạch và băng lại vết thương, cũng có thể kê them cho bạn thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi犀利士
để điều trị hoặc phòng ngừa nhiễm trùng. Với những trường hợp nặng, bạn có thể cần đến phẫu thuật để cắt bỏ da và các vùng lân cận.

Chú ý chăm sóc vệ sinh da bị trầy xước

  • Luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện sát trùng hay bôi kem trong cách chăm sóc vết thương trầy xước.
  • Sát khuẩn da ngay khi xuất hiện vết thương để hạn chế sự ma sát vết thương với quần áo . Hãy mặc quần áo thoải mái cho đến khi vết thương lên da non.
  • Tuyệt đối không dùng oxy già để sát trùng, hãy lựa chọn loại thuốc sát trùng nhẹ dịu hơn vì oxy sẽ giết chết các mô lành và mô mới lên. Cách chăm sóc vết thương trầy xước với oxy già cũng rất dễ khiến cho vết sẹo có màu xấu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *