Xử lý loét do tỳ đè

1. Loét do tỳ đè là gì?
Loét tỳ đè được xác định bởi các biến đổi ở da và mô dưới da do tỳ đè lên các lồi xương gây ra. Nếu không được chú ý các lực này sẽ gây loét. Theo đó, phương pháp điều trị tốt nhất các trường hợp loét do tỳ đè là phòng bệnh, song trong điều kiện tối ưu nhất cũng có trường hợp không phòng ngừa được.

Loét tỳ đè ở người cao tuổi có tỷ lệ cao nhất, do nằm viện lâu ngày, các bệnh nhân bị tổn thương cột sống, hoặc bệnh lý tim mạch có nguy cơ loét tỳ đè cao. Các yếu tố góp phần hình thành loét do tỳ đè bao gồm thiếu hụt dinh dưỡng, mất thể tích, trọng lượng tăng hoặc giảm, thiếu máu, đại tiện mất tự chủ, suy thận, đái tháo đường, bệnh ác tính, dùng thuốc an thần, phẫu thuật lớn, các rối loạn chuyển hóa, hút thuốc và nằm liệt giường hoặc ngồi trên xe lăn. Sau cùng bản thân da của người có tuổi giảm độ dày và tính đàn hồi, nên tăng nguy cơ tổn thương khi bị tỳ đè.

Cơ chế gây tổn thương: do áp lực, các lực trượt, ma sát và độ ẩm. Hơn 90% loét tỳ đè xuất hiện trên các lồi xương của phần dưới cơ thể. Thời gian và áp lực cần thiết gây phá hủy mô tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ đang có. Yếu tố căn nguyên thứ hai là các lực trượt, gây ra bởi sự trượt của các bề mặt cận kề, sự trượt này gây ép lên các dòng mao mạch của lớp dưới da, ví dụ như nâng phần thân trên của bệnh nhân lên thì áp lực trượt tác động đến phần cùng cụt của bệnh nhân. Ma sát là lực được tạo ra khi hai bề mặt chuyển dịch qua nhau ví dụ như bệnh nhân trượt trên giường, lực ma sát gây tổn thương biểu bì. Sau cùng là độ ẩm làm tăng nguy cơ loét do tỳ đè, có sự tương quan rõ rệt khi tồn tại giữa mất tự chủ tiểu tiện và loét. Do tăng nguy cơ nhiễm trùng da, nên khi có loét do tỳ đè ở vùng xương cùng phải chỉ định đặt thông tiểu lâu dài khi người bệnh mất tự chủ.

Thiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu khiến tình trạng loét nghiệm trọng hơn
2. Đánh giá lâm sàng loét do tỳ đè
Đánh giá tốt nhất loét do tỳ đè là phân loại loét theo mức độ nặng của nó theo mức độ sâu của tổn thương.

Loét tỳ đè độ I: Đáp ứng viêm cấp ở tất cả các lớp của da, biểu hiện là một khu vực hồng ban không có thể làm trắng lại được xác định rõ trên nền da còn nguyên vẹn.
Loét tỳ đè độ II: Biểu hiện bằng phá vỡ biểu bì và chân bì, có hồng ban xung quanh, hoặc đám cứng, hoặc cả hai. Nó là hậu quả của đáp ứng viêm lan rộng dẫn đến phản ứng của các nguyên bào sợi.
Loét tỳ đè độ III: Đáp ứng viêm được đặc trưng bởi loét da hoàn toàn không đồng đều mở rộng vào mô dưới da nhưng chưa qua lớp mạt phía dưới. Ở đây tổn thương có nền chảy dịch, mùi hôi, hoại tử.
Loét tỳ đè độ IV: Thâm nhập vào lớp mạc sâu, phá hủy hàng rào chắn cuối cùng để lan rộng. Về mặt lâm sàng, nó giống loét tỳ đè độ III tuy nhiên xương, khớp, hoặc cơ có thể bị ảnh hưởng.
Các biến chứng của loét tỳ đè có liên quan đến tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết đáng kể. Hầu hết các biến chứng xuất hiện với loét độ III và IV và các biến chứng này bao gồm viêm mô tế bào, viêm xương khớp, nhiễm trùng khớp, viêm khớp xương mủ cấp và uốn ván. Uốn ván làm phức tạp thêm các loét tỳ đè vì thế nên dự phòng miễn dịch chống uốn ván bằng kháng huyết thanh và tiêm ngừa vắc – xin uốn ván.

3. Phòng bệnh loét do tỳ đè như thế nào?
Bởi vì tỷ lệ mắc và tử vong rất lớn, đồng thời có thể gây ra gánh nặng về kinh tế gây ra do phải điều trị vấn đề này, nên phòng ngừa là mục đích chính. Xác định người bệnh có nguy cơ là bước đầu tiên trong lựa chọn các biện pháp đề phòng.

Những người bệnh có nguy cơ nên phải được đánh giá thường xuyên và phải đặt trong môi trường thúc đẩy sự phát triển của mô mềm. Sự phát triển này có thể đạt được nhờ vào việc sử dụng các kỹ thuật tư thế thích hợp và các bề mặt hỗ trợ. Phải khám da người bệnh để phát hiện các khu vực đỏ là chỉ điểm các biến đổi áp lực sớm. Khi thay đổi lại tư thế phải nâng người bệnh mà không được kéo lê lên khỏi giường hoặc xe đẩy để tránh tạo ma sát gây tổn thương lớp biểu bì. Tránh nâng thân trên bệnh nhân lên cao lớn hơn 30 độ để hạn chế các lực trượt.

Các loại đệm, giường, và các dụng cụ cơ học đặc biệt đang có sẵn và có tác dụng ngăn ngừa loét tỳ đè do thay đổi áp lực trên các lồi xương. Các dụng cụ như đệm gel, đệm bọt, đệm ghế, và đệm da cừu có tác dụng phòng ngừa loét tì đè ở các vị trí giải phẫu đặc biệt. không có bất kỳ một dụng cụ đơn lẻ nào có hiệu quả trong phòng ngừa tất cả các loét tỳ đè.

Các đệm nổi tĩnh lực, thay đổi bằng các đệm khí áp, giường khí lỏng sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị loét tỳ đè. Các giường này có khuynh hướng giảm áp lực nhờ việc sử dụng khí hoặc các chất nổi để duy trì sự phân bố trọng lượng người bệnh đồng đều. Tuy nhiên các phương tiện đó không thể nào thay thế được chăm sóc điều dưỡng cơ bản.

Chăm sóc ngăn ngừa loét tỳ đè cũng có liên quan đến việc làm cải thiện các tình trạng nội khoa dễ khiến người bệnh phát triển các biến đổi áp lực. Phải hạn chế các thiếu hụt dinh dưỡng, mất tự chủ và tình trạng bất động. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá khi nhận người bệnh vào viện hoặc vào nhà điều dưỡng: Khi đã có loét phát triển thì tình trạng dinh dưỡng thường đã bị tổn thương đã bị tổn hại nặng và khó điều chỉnh.

Chăm sóc vết mổ
Chăm sóc ngăn ngừa loét tỳ đè
banner image
4. Xử trí loét do tỳ đè
Bước đầu tiên trong xử trí loét tỳ đè là đánh giá mức độ loét và tình trạng toàn bộ của người bệnh, bao gồm cả tình trạng dinh dưỡng. Bất kể là mức độ loét như thế nào thì sự tuân thủ các nguyên tắc phòng bệnh cũng được phác họa ở trên vẫn rất quan trọng.

4.1. Làm sạch vết thương và cắt bỏ mô hoại tử
Mục đích chính của điều trị loét tỳ đè là nhằm tạo ra môi trường thúc đẩy mô hạt lành lặn. Vết thương được rửa sạch không gây khó chịu bằng gạc tẩm nước muối sinh lý, tưới rửa vết thương và rửa bằng nước xoáy. Nên tránh dùng các chất sát khuẩn độc tế bào như peroxit hydro và povidon-iod.

Mô hoại tử ngăn ngừa sự làm lành vết thương và tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự nhiễm khuẩn. Phương pháp lý tưởng để cắt bỏ mô hoại tử ở các loét tỳ đè là phẫu tích gọn mô hoại tử. Phương pháp loại bỏ mô hoại tử bằng enzyme sử dụng các yếu tố chẳng hạn như fibrinolysin, collagenase và dextranomer chỉ nên sử dụng trong các khoảng thời gian giữa các lần cắt bỏ mô hoại tử bằng phẫu thuật để giúp làm tiêu đi các lớp hoại tử mỏng mà ít có thể tiếp cận được khi cắt. Do các yếu tố này không thể thâm nhập qua vảy mục hay không thể loại bỏ được số lượng lớn các mô nên việc sử dụng chúng bị hạn chế. Không có bằng chứng nào cho thấy rằng các kháng sinh tại chỗ có tác dụng tốt trong việc làm sạch vết thương và làm khô băng. Hơn nữa, các kháng sinh tại chỗ có thể làm cho mô nhạy cảm, thúc đẩy sự xuất hiện các vi sinh vật kháng thuốc, và gây độc toàn thân.

4.2. Băng bó
Ngay khi vết thương sạch, nếu có mô hạt có thể nhìn thấy được, việc sử dụng băng làm thúc đẩy sự làm lành vết thương được khuyên dùng. Nguyên tắc thông thường là duy trì độ ẩm cho vết loét và làm khô da xung quanh. Các yếu tố thêm vào đối với việc lựa chọn dùng băng bao gồm cả mục đích kiểm soát sự tiết dịch, và các yêu cầu thời gian với người chăm sóc. Băng được lựa chọn bao gồm gạc có tẩm dung dịch muối và băng bít.

Lý do sử dụng băng là ở chỗ chúng thường có thể lưu lại ở vết loét trong vài ngày, trái lại băng gạc sẽ phải thay vài lần trong 1 ngày. Sự thuận tiện này đặc biệt hữu ích cho sự kiểm soát vết loét ở bệnh nhân ngoại trú. Không được dùng các băng này khi có nhiễm trùng trên lâm sàng.

Băng bó vết thương giúp tránh nhiễm khuẩn huyết
Băng bó vết loét để tránh nhiễm trùng
4.3. Xử trí các biến chứng
Hai biến chứng hay gặp nhất là nhiễm trùng và vết thương không lành. Với các vết thương sạch không lành được, phải đánh giá lại tình trạng toàn bộ của người bệnh và điều trị thử trong 2 tuần bằng một loại kháng sinh phổ rộng tại chỗ. Ở những bệnh nhân cần phẫu thuật, có thể phải xem xét việc phẫu thuật để điều trị vết thương không lành. Dùng các thuốc kháng sinh toàn thân thích hợp khi bị các biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng mô mềm, hoặc viêm xương tủy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *