Máy xét nghiệm huyết học tự động là thiết bị được sử dụng trong lâm sàng để xét nghiệm phân tích tế bào máu, phân biệt 5 thành phần tế bào bạch cầu, đo nồng độ huyết sắc tố hemoglobin và đo nồng độ protein C-reactive (CRP).
Chế độ phân tích: CBC (công thức máu toàn bộ), CRP, CBC+DIFF (phân biệt tế bào bạch cầu), CBC+CRP và CBC+DIFF+CRP.
Nguyên lý hoạt động: Máy xét nghiệm huyết học tự động sử dụng phương pháp trở kháng điện để phân tích dữ liệu WBC/BAS, RBC và PLT; phương pháp đo màu được sử dụng để đo nồng độ huyết sắc tố hemoglobin; phương pháp tế bào dòng chảy tán xạ laser (laser-based flow cytometry) để đếm và phân biệt tế bào máu; phương pháp đo độ đục miễn dịch để phân tích nồng độ protein CRP.
Nguyên lý phương pháp tế bào dòng chảy tán xạ laser bán dẫn: Một thể tích máu nhất định được hút và pha loãng bởi một lượng thuốc thử xác định và được tiêm vào buồng dòng chảy. Được bao bọc bởi dung dịch pha loãng, các tế bào máu được đưa qua trung tâm của buồng dòng chảy theo một cột ở tốc độ cao, và được đi qua một tia laser làm cho ánh sáng bị phân tán ở nhiều góc khác nhau. Cường độ của ánh sáng bị phân tán thể hiện kích thước của tế bào máu và mật độ nội bào. Trong đó, tín hiệu ánh sáng tán xạ góc hẹp thể hiện kích thước tế bào, trong khi tín hiệu ánh sáng tán xạ góc trung bình và góc rộng thể hiện thể hiện thông tin nội bào (thông tin về nhân và tế bào chất). Đầu dò quang học nhận những thông tin tán xạ này và chuyển hóa chúng thành tín hiệu xung điện. Dữ liệu xung điện sau đó được dùng để vẽ biểu đồ phân tán 2D.
- Nguyên lý phương pháp trở kháng điện: Mẫu phân tích được đưa vào bộ phận phân tích bạch cầu (hoặc bộ phận phân tích hồng cầu/tiểu cầu) sau khi đã được pha loãng. Phương pháp này hoạt động bằng cách đo sự thay đổi trong điện trở tạo ra bởi tế bào máu khi nó đi qua một khẩu độ đã biết sẵn kích thước. Điện cực được đặt ở hai đầu của dung dịch ở hai phía của khẩu độ để tạo thành một đường dẫn điện. Khi mỗi tế bào đi qua khẩu độ sẽ tạo ra sự thay đổi trong điện trở giữa hai điện cực. Sự thay đổi này sản sinh ra một xung điện có thể đo được. Số lượng xung điện được tạo ra bằng với số lượng tế bào đi qua khẩu độ và biên độ của mỗi xung điện tỷ lệ thuận với thể tích của tế bào tương ứng. Mỗi xung điện được khuếch đại và được so sánh với kênh điện áp tham chiếu bên trong và chỉ những xung điện có biên độ đủ cao được chấp nhận. Nếu xung điện được tạo ra có biên độ cao hơn giá trị ngưỡng dưới của WBC/BAS/RBC/PLT, nó được coi là WBC/BAS/RBC/PLT.
- Nguyên lý phương pháp đo màu: Chất pha loãng WBC/HGB được đưa vào bể HGB và được trộn với một lượng chất ly giải nhất định, chuyển đổi hemoglobin thành một phức hợp có thể đo được ở 525 nm. Một đèn LED được gắn ở một bên của bể và phát ra một chùm ánh sáng đơn sắc ở bước sóng 525nm. Ánh sáng đi qua mẫu và được đo bằng đầu dò quang học ở bên đối diện. Tín hiệu sau đó được khuếch đại và điện áp được đo và so sánh với mẫu trắng (mẫu đo khi chỉ có dung dịch pha loãng trong bể).
- Nguyên lý phương pháp đo độ đục miễn dịch: Máy phân tích giải phóng ánh sáng đơn sắc song song ở một bước sóng nhất định vào bể CRP. Ánh sáng sẽ bị phân tán khi gặp phức hợp kháng nguyên (CRP)-kháng thể. Máy phân tích tiếp nhận ánh sáng tán xạ và biến chúng thành tín hiệu điện tử sau khi khuếch đại tín hiệu ánh sáng. So sánh chúng với điện áp tạo ra bởi ánh sáng nền để tính toán được nồng độ protein CRP. Cường độ của ánh sáng tán xạ tỷ lệ thuận với số lượng phức hợp.
Thông số kỹ thuật:
Kích thước | 650mm (W) x 610mm (D) x 550mm (H)
60,5kg |
Điều kiện hoạt động | Nhiệt độ: 15°C-30°C
Độ ẩm: 30-90% Áp suất: 70-106 kPa |
Nguồn điện | Điện áp: AC 100V-240V (±10%)
Tần suất: 50Hz/60Hz(±1 Hz) Nguồn: ≤250VA |
Công suất | Lên đến 90 mẫu/giờ |
Loại mẫu | Máu toàn phần, máu mao mạch, máu pha loãng |
Thông số | 27 thông số báo cáo + 6 thông số nghiên cứu + 3 biểu đồ |