Mẹo bỏ túi cách chăm sóc vết thương trầy xước không để lại sẹo

Trầy xước da là tình trạng gì?

Khi mà da của bạn bị cọ xát trực tiếp với những bề mặt thô ráp, sắc nhọn gây ra những vết thương hở trên da thì được gọi là trầy xước. Với những vết thương này sẽ không gây chảy nhiều máu nhưng có thể gây nên đau rát. Tuy vậy, vết xước thường không nghiêm trọng như những vết cắt / vết mổ, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị tại nhà.

Da bị trầy xước- biểu hiện

Các vết xước trên da có thể từ nhẹ cho đến nặng. Những triệu chứng sẽ phụ thuộc vào dấu hiệu của vết xước:

  • Trầy xước độ 1: vết trầy xước mới chỉ gây tổn thương ở bề mặt của lớp biểu bì, thường được gọi là bong tróc / trầy xước da. Đây là trường hợp rất thường gặp và không gây nên chảy máu.
  • Trầy xước độ 2: có thể dẫn đến các tổn thương lớp biểu bì và hạ bì, sẽ gây ra chảy máu nhẹ.
  • Trầy xước độ 3: da đã bị mài mòn bị chịu sự ma sát và ảnh hưởng đến lớp mô ở bên dưới lớp hạ bì. Vết trầy xước ở cấp độ này có thể bị chảy máu nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế sớm nhất.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn cần phải đến gặp bác sẽ càng sớm càng tốt để xử lý nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào sau đây xảy ra:

  • Chảy máu không ngừng ngay cả khi bạn đã cầm máu
  • Chảy máu với lượng quá nhiều 
  • Tai nạn / chấn thương nặng gây ra những vết thương hở ở trên da

Với những trường hợp trên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để tiến hành sát khuẩn tránh tình trạng nhiễm trùng xảy ra. Bởi nếu như nhiễm trùng mà không được điều trị kịp thời có thể sẽ lây lan và dẫn đến tình trạng sức khỏe chuyển biến xấu hơn.

Khi đến gặp bác sĩ, bạn sẽ được vệ sinh làm sạch và băng bó vết thương. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn uống / bôi để điều trị và ngăn ngừa tình trạng này. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể sẽ phải phẫu thuật để loại đi bỏ da và vùng xung quanh/ hay các dị vật nếu bị cắm sâu.

Chăm sóc vết thương trầy xước

Bước sơ cứu ban đầu cũng sẽ là một trong những bước rất quan trọng, đóng vai trò quyết định về thời gian khô của vết thương, khả năng nhiễm khuẩn. Khi sơ cứu cho bệnh nhân bị trầy xước, cần chú ý làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Loại bỏ bụi bẩn và dị vật

Lấy đi những dị vật nhỏ và sau đó làm sạch vết thương bằng cách: đưa vết thương, xả nhẹ nhàng trực tiếp dưới vòi nước sạch, khi chưa tìm được thuốc sát trùng. Cởi /cắt bỏ bớt quần áo ở vùng xung quanh phần da thương để tránh ma sát.

Nếu như bị dị vật ghim quá sâu hoặc có kích thước lớn, dị vật có nhiều vết hoen gỉ hay là bạn bị trầy ngoài da với diện tích rộng. Bạn cần nhanh chóng sơ cứu và đưa bệnh nhân đến trạm y tế gần nhất. Không nên tự ý, cố tình lấy dị vật lớn ra khỏi vết thương, điều này vô tình sẽ gây nên hiện tượng mất nhiều máu và làm cho bệnh nhân đau đớn nhiều hơn.

Bước 2: Cầm máu 

Hãy tiến hành cầm máu vết thương nếu thấy cần thiết. Với những bệnh nhân đang bị tiểu đường, đang sử dụng các loại thuốc đặc biệt, người tuổi cao,… khả năng cầm máu tự thân của họ sẽ kém hơn người bình thường rất nhiều. Chú ý di chuyển đưa bệnh nhân có triệu chứng khó cầm máu đến ngay trạm y tế gần nhất để được bác sĩ chăm sóc và xử lý.

Bước 3: Bôi gì cho vết thương trầy xước mau khô

Băng bó và làm sạch vết xước, thay băng hàng ngày bằng thuốc sát trùng để cho vết thương nhanh khô. Phải lưu ý thêm rằng, không nên làm sạch vết thương bằng oxy già vì đây là chất sát trùng mạnh, có thể là nguyên nhân dẫn đến việc các mô non bị chết dần. Bạn hãy nên sử dụng thuốc sát trùng phù hợp hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách chăm sóc vết thương trầy xước nhanh lành tại nhà

  • Sử dụng kem bôi / thuốc 

Sử dụng kem bôi được các bác sĩ kê đơn. Thường sẽ có 2 loại kem bôi ngoài da cho 2 giai đoạn khác nhau, bao gồm: bôi thuốc làm nhanh khô cho vết thương và khi vết thương đã khô sẽ dùng đên kem ngăn ngừa sẹo hình thành.

  • Dùng lô hội / nha đam

Sử dụng gel nha đam để bôi lên vết thương là cách làm nhanh lành vết thương trầy xước ở mức độ nhẹ ngoài da, nhờ khả năng loại trừ một số loại vi khuẩn và nấm. Nha đam cũng sẽ giúp bảo vệ và nuôi dưỡng các mô lành không bị tổn hại thêm.

Lớp gel từ trong nha đam có đặc tính chống viêm rất hiệu quả trong việc sơ cứu và chữa lành vết thương hở mức độ nhẹ khi ở ngoài da và sẽ giúp làm dịu da đang bị cháy nắng.

  • Dùng nước muối

Nước muối có rất nhiều công dụng, trong đó thể làm nhanh khô vết thương hở đồng thời sát khuẩn nhẹ nhàng vết thương với nước muối sinh lý là cách được bác sĩ gợi ý.

Ngoài ra có thể sử dụng: dấm táo, mật ong, tinh dầu tràm và bạc hà trong quá trình chăm sóc vết thương trầy xước, hỗ trợ vết thương nhanh lành.

Chăm sóc vết thương trầy xước nhanh lành bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, A, E, kẽm, protein và chất béo… để cơ thể bù lại những năng lượng đã mất và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Đồng thời nên hạn chế những thực phẩm : đồ nếp, thịt gà, hải sản, rau muống, thịt bò… bởi sẽ gây ngứa, sẹo thâm và sẹo lồi gây mất thẩm mĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *