Mách bạn một số cách chăm sóc vết thương té xe nhanh lành

Cách chăm sóc vết thương té xe – đánh giá ban đầu

Tại đường phố Việt Nam xe máy là phương tiện lưu thông chủ yếu thì chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những tai nạn té / ngã xe, dù diều đó là không mong muốn. Khi tai nạn xảy ra, có thể bị những vết thương hở/vết trầy xước ở trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Đặc biệt là khu vực khuỷu tay, vùng đầu gối… Những vết thương hở do bị té xe có thể là những vết trầy xước da nhẹ nhưng cũng có thể là những vết thương, vết xẻ rất nặng.

Sau đây là một số mức độ tổn thương khi bị ngã xe:

  • Vết thương hở độ 1: là mức độ tổn thương da ở ngoài cùng, lớp da ngoài cùng đã bị xước nhẹ, hơi ửng đỏ, có thể sẽ bị sưng nhẹ do da tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, máu chảy ít.
  • Vết thương hở độ 2: vết thương bị tổn thương sâu hơn, máu chảy nhiều hơn. Vùng ở vết thương có thể sẽ bị viêm sưng to, có cảm giác đau xót nhiều.
  • Vết thương hở độ 3: mức độ tổn thương của vết thương đã sâu hơn vào các mô, tế bào dưới phần hạ bì. Với vết thương hở cấp 3 này bạn có thể bị chảy máu rất nhiều, đau rát cũng nhiều hơn, rất khó để cầm máu. Để xử lý an toàn và hiệu quả nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế chăm sóc, để cầm máu, khâu vết thương và xử lý chuyên sâu…

Cách chăm sóc vết thương té xe- biện pháp xử lý

Với cấp độ 1và 2 mức độ tổn thương nhẹ, bạn có thể trực tiếp xử lý vết thương đúng cách tại nhà. Những vết thương hở do té xe thông thường sẽ bị tiếp xúc, trà xát với mặt đường nên sẽ chứa nhiều đất cát, vi khuẩn ở trên đường. Khi xử lý vết thương cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Rửa sạch tay và dụng cụ y tế 

Nguyên tắc đầu tiên không thể bỏ qua trong việc chăm sóc và xử lý vết thương đó chính là rửa tay với xà phòng/ dung dịch sát khuẩn và dụng cụ y tế trước khi tiến hành. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn chéo từ tay hay các dụng cụ y tế tấn công vào vết thương.

Dụng cụ y tế luộc trong nước nóng khoảng 20 phút / ngâm qua dung dịch cồn iod. Nếu có thể bạn hãy sử dụng thêm 1 lớp găng tay y tế tiệt trùng là tốt nhất.

Bước 2: Rửa vết thương dưới vòi nước sạch

Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đi tất cả bụi bẩn, bùn cát do cơ thể tiếp xúc với mặt đường. Có thể rửa bằng cách ngâm vùng tổn thương vào trong chậu nước sạch tiếp đó rửa lại nhẹ nhàng vùng vết thương. Nhưng cách dễ dàng hơn là bạn có thể đưa vết thương vào trực tiếp dưới vòi nước sạch để dòng chảy rửa trôi đi các bụi bẩn.

Trường hợp mà không tìm thấy vòi nước sạch có thể sử dụng nước uống đóng chai và rửa nhiều lần lên trên vết thương té xe.

Sau khi đã vệ sinh sạch bạn hãy sử dụng dụng cụ y tế đã sát trùng trước đó, gắp bỏ đi những dị vật còn sót lại mà nước không thể nào rửa trôi bao gồm cả những phần da thừa bị trầy tróc ra khỏi vết thương. Thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh gây thêm đau xót, chảy máu. Nếu vết thương mà bị chảy máu bạn có thể sử dụng bông tẩm nước muối đẫm sinh lý và nhẹ nhàng lau, tiếp đó hãy giữ chặt bông trong khoảng 2 – 5 phút để máu ngừng chảy.

Sau khi rửa và loại bỏ dị vật bằng nước mà vết thương vẫn chưa được đảm bảo sạch. Bạn cần thêm bước sát trùng bằng dung dịch chuyên dụng thích hợp để rửa sạch da hư tổn, loại bỏ đi lớp màng Biofilm của vi khuẩn.

Lưu ý khi rửa vết thương

  • Không nên sử dụng những dung dịch sát khuẩn có tính ăn mòn mạnh như: oxy già, thuốc đỏ… bởi tác dụng sát khuẩn của những loại dung dịch này tuy mạnh nhưng dễ khiến các mô, tế bào mới bị chết, gây đau xót mạnh trên vết thương.
  • Không rắc trực tiếp thuốc kháng sinh lên trên vùng tổn thương hở khi bị té xe, bởi có thể gây dị ứng, tiêu diệt những tế bào mới khiến cho vết thương chậm lành hơn.
  • Không áp dụng những phương pháp chữa trị dân gian phản khoa học như: dùng nước mắm. nước tương, lòng trắng trứng… sẽ gây ra nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ngoài những bước xử lý vết thương nêu trên, bạn cần bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng đa dạng để giúp lành vết thương và hạn chế một số thực phẩm không sử dụng trong giai đoạn da có vết thương 

Một số thực phẩm nên – không nên ăn khi bị vết thương té xe

  • Nên ăn: thực phẩm từ protein lành tính, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất đặc biệt vitamin nhóm B, C, E, A, D, … khoáng chất như kẽm, sắt… Nhóm thực phẩm cung cấp nhiều nước và có tính mát: hoa quả, rau xanh
  • Hạn chế ăn những loại đồ ăn cay nóng, không ăn thịt bò trong quá trình vết thương đang lên da non, không ăn đồ ăn chế biến từ gạo nếp , da gà, rau muống…

Một chế độ nghỉ ngơi khoa học, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp khả năng chuyển hóa của cơ thể hoạt động về bình thường cũng như phòng ngừa rối loạn, giúp cho cơ chế tự làm lành vết thương diễn ra thuận lợi hơn. Ngủ đủ giấc, hạn chế sử dụng rượu- bia hay các chất kích thích sẽ giúp làm lành các mô tổn thương và nuôi dưỡng những tế bào mới giúp vết thương nhanh chóng phục hồi.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *