Bật mí cách chăm sóc vết thương nhiễm trùng nhanh lành, hạn chế tối đa để lại sẹo xấu

Điều gì làm cho vết thương bị nhiễm trùng?

Ở trong điều kiện bình thường, bề mặt da sẽ được bảo vệ với một lớp màng acid mỏng do tuyến bã nhờn tiết ra. Chính lớp màng acid này sẽ giúp điều chỉnh độ pH của da đồng thời nuôi dưỡng hệ vi sinh vật có lợi trên da. Những vi sinh vật có lợi này sẽ kìm hãm, ngăn chặn những mầm bệnh xâm nhập vào bên trong cơ thể. Chính vì vậy, khi da không bị thương tổn thì cơ thể cũng sẽ không hình thành lên các phản ứng viêm.

Tuy vây, khi cấu trúc da bị tổn thương, bất cứ vi sinh vật nào đã cư trú trên da cũng đều có thể xem là nguyên nhân gây nên nhiễm trùng. Cùng với đó, từ môi trường ngoài các mầm bệnh cũng sẽ có cơ hội để xâm nhập vào bên trong. Tùy thuộc vào vị trí, mức độ nặng- nhẹ của vết thương mà có thể xuất hiện những hiện tượng nhiễm trùng nếu việc chăm sóc vết thương nhiễm trùng không thực hiện đúng. Chủng vi khuẩn gây nên nhiễm trùng thường gặp nhất chính là tụ cầu vàng staphylococcus aureus.

 Khi có thể bị nhiễm trùng, sẽ được kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể và xuất hiện các triệu chứng như: 

  • Vết thương bị đau nhiều
  • Vết thương vị ửng đỏ, sưng nề
  • Vết thương có vết chai cứng tại chỗ 
  • Vết thương bị chảy nhiều mủ/ dịch có màu xanh, vàng… xuất hiện thêm mù hôi/ thối khó chịu 
  • Người bệnh sốt cao/ khó hạ sốt

Trong trường hợp với những vết thương mãn tính /trên nền bệnh nhân cơ thể bị suy nhược, các dấu hiệu nhiễm trùng thường sẽ khó phát hiện hơn. Bệnh nhân thường sẽ có một số biểu hiện không nổi ra như sau:

  • Chán ăn, mệt mỏi, uể oải
  • Ở bệnh nhân tiểu đường mất kiểm soát lượng đường huyết

Các bước chăm sóc vết thương nhiễm trùng

Sát khuẩn vết thương

Khi chăm sóc vết thương nhiễm trùng việc sát khuẩn vết thương chính là bước làm sạch, tiêu diệt vi khuẩn – nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng. Sử dụng dung dịch sát khuẩn đủ mạnh sẽ giúp giải quyết được phần nhiễm trùng ở ngoài da. Với những tổn thương nhiễm trùng mà không quá nghiêm trọng, thì dung dịch sát khuẩn sẽ là phương án xử lý nhanh chóng – an toàn và hiệu quả.

Tuy vậy, đa phần dung dịch sát khuẩn hiện nay đều chưa thể đáp ứng được yêu cầu đó. Hầu hết đều đều còn tồn tại nhiều nhược điểm khó khắc phục:

  • Tính sát khuẩn chưa đủ mạnh, không tiêu diệt được màng biofiml vi khuẩn.
  • Thời gian tác dụng ngắn, sẽ mất hiệu lực ngay sau khi ngừng sát khuẩn.
  • Gây xót, rát, đau khi sử dụng.
  • Làm tổn thương các mô hạt, khiến cho vết thương chậm lành.

Chình vì vậy bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chon dung dịch sát khuẩn nào hiệu quả, phù hợp với vết thương ở trên da

Băng bó vết thương

Băng vết thương là một cách tạo ra rào chắn tạm thời để giúp che chắn, ngăn cản những dị vật xâm nhập sâu hơn. Đây cũng xem là biện pháp cầm máu cho những vết thương sâu, khi mà quá trình đông máu tự nhiên chưa đủ để giúp máu ngưng chảy.

Chăm sóc vết thương nhiễm trùng nên được băng lại để vết thương được bảo vệ. Tuy vậy, việc băng vết thương cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Băng và gạc phải sử dụng vô trùng tuyệt đối.
  • Không nên băng quá chặt, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển và đau cho bệnh nhân.
  • Thường xuyên thay băng gạc, ít nhất 1 lần/ngày.
  • Nếu như thấy băng gạc dính chặt vào vết thương, hãy thấm ướt để làm mềm và kéo ra từ từ với nước muối sinh lý. Nếu động tác thay băng quá mạnh tay có thể làm xô lệch gây thêm tổn thương và chảy máu.

Loại băng gạc tối ưu, thích hợp nhất được khuyên dùng là băng hydrocolloid.

Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định (nếu cần)

Khi vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân như: sốt cao > 38.5°C, vết thương sưng- đau – chảy mủ nhiều, nhịp tim nhanh bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn dùng kháng sinh. Kháng sinh sẽ giúp kiểm soát tốt hơn tình trạng nhiễm trùng ở toàn thân, ngăn ngừa những biến chứng nặng có thể xảy ra. Tùy thuộc vào tình trạng của vết thương, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh theo đường tiêm / đường uống sao cho hiệu quả nhất.

Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo liều dùng, cách dùng để đạt hiệu quả tốt nhất, ngăn ngừa tác dụng phụ. Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh bừa bãi hoặc là nghiền bột thuốc kháng sinh để rắc lên trên vết thương hở.

Chăm sóc vết thương nhiễm trùng nhanh lành

Sử dụng kem dưỡng phục hồi, tái tạo da

Khi vết thương đã khô se miệng, loại bỏ được dấu hiệu nhiễm trùng, những cấu trúc da mới sẽ được tái tạo nhanh nhất nếu ở độ ẩm phù hợp. Chính vì vậy, việc sử dụng thêm kem dưỡng ở giai đoạn này đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy vết thương nhanh lành hơn. Bạn có thể tự tìm hiểu hoặc nhờ bác sĩ kê đơn loại thuốc an toàn, hiệu quả

Chế độ ăn uống phù hợp

Chế độ ăn uống cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vết thương lành tự nhiên của cơ thể. Một số thực phẩm khi sử dụng có thể sẽ khiến cho vết thương bị sưng nề/mưng mủ như: rau muống, gà, xôi nếp, thịt gà, hải sản. Thịt bò sẽ rất dễ hình thành thâm sẹo (theo kinh nghiệm dân gian). Trong thời gian vết thương hồi phục, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này.

Chế độ sinh hoạt

Một chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ngủ nghỉ đúng giờ.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, loại bỏ áp lực.
  • Không uống rượu, hút thuốc lá
  • Không nên sử dụng những chất kích thích quá nhiều: rượu, bia….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *