Quy trình chăm sóc vết thương chuẩn không nên bỏ qua

Đánh giá bước đầu vết thương

  • Nhận định thấy được tình trạng mép vết thương phẳng gọn thì quá trình lành diễn ra nhanh nhưng nếu vết thương bị bờ nham nhở thì khả năng hai mép của vết thương sẽ khó khép chặt lại.
  • Những vết thương mới tiến triển lành tốt hơn những vết thương cũ hay các vết thương có kèm theo tổn thương khác cũng sẽ làm cho tình trạng vết thương dễ bị nhiễm trùng hơn, giảm sức đề kháng hơn cũng như kéo dài khả năng lành vết thương.
  • Vị trí của vết thương trên cơ thể cũng sẽ rất quan trọng vì vùng sẽ có nhiều máu nuôi, vùng sạch, khả năng nhiễm trùng ít và được cung cấp nhiều máu hơn thì thời gian lành vết thương sẽ được rút ngắn hơn.
  • Thể trạng bệnh nhân tốt cũng sẽ giúp vết thương mau lành, người béo phì hay suy dinh dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vết thương lành, thường là lành vết thương kém. Bệnh nhân có đi kèm các bệnh lý khác: tiểu đường, ung thư, lao thì việc bục vết khâu có nguy cơ sẽ xảy ra và làm chậm lại tiến trình lành vết thương.

Quy trình chăm sóc vết thương

  • Loại bỏ dị vật hay các mô giập: bất kỳ vết thương nào cũng sẽ có sự xuất hiện của các vi khuẩn, bởi vậy loại bỏ đi các mô giập, lấy sạch những phần máu tụ, dị vật là cắt đứt đi nguồn cung cấp thức ăn cho vi khuẩn; luôn giữ vết thương ở tình trạng vô khuẩn, tránh không đem thêm vi khuẩn mới vào.
  • Mở rộng vết thương dẫn lưu tốt: sự ứ đọng dịch- máu cũ- dị vật,… sẽ cung cấp nguồn thức ăn cho vi khuẩn. Sự ứ dịch sẽ làm mô của vết thương không có khả năng tăng sinh mô hạt. Chính vì thế cần dẫn lưu dịch thật tốt để kích thích các mô hạt mọc giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương diễn ra.
  • Giúp vết thương mau lành:

– Bất kỳ vết thương nào sẽ cũng có hàng rào bảo vệ nên khi chăm sóc vết thương chúng ta không được phá huỷ hàng rào tự vệ đó như: tránh làm tổn thương vùng da xung quanh của vết thương, không được chạm tới vết thương, thường xuyên thay băng không đúng kỹ thuật như: tháo lớp băng cũ cũng là hình thức tổn thương thêm các mô hạt vừa hình thành và như vậy chúng ta cũng đã vừa tạo thêm cho bệnh nhân một vết thương mới.

– Dung dịch sát khuẩn khi sử dụng cũng là một hàng rào để bảo vệ tránh vi khuẩn xâm nhập vào nhưng nó cũng sẽ có nguy cơ làm tổn thương tới các mô hạt nên không dùng dung dịch sát khuẩn mạnh hay không phù hợp bôi lên vết thương nếu như không có chỉ định từ bác sĩ.

– Vết thương sẽ luôn tiết dịch nên việc giữ độ ẩm cho vết thương là việc làm cần thiết nhưng không phải là làm ướt vết thương quá mức, do đó cần theo dõi vết thương hàng ngày và thay băng khi thấm ướt.

Chăm sóc vết thương

 Băng kín vết thương:

  • Băng kín vết thương là giúp tạo ra một môi trường thích hợp cho quá trình lành vết thương bởi băng hấp thu dịch rất tốt, giúp bảo vệ vết thương không bị va chạm bên ngoài, tổn thương.
  • Băng kín vết thương cũng sẽ giúp bảo vệ vết thương không bị môi trường bên ngoài tấn công như: bụi, dị vật, không khí ô nhiễm.
  • Ngoài ra, khi băng kín vết thương cũng giúp cầm máu khi băng ép / nẹp bất động vết thương, và trên hết, băng vết thương thường sẽ mang tới cho người bệnh cảm giác an tâm hơn.
  • Thay băng mới cũng là hình thức tránh cho các mô mới mọc sâu vào lớp băng cũ, khi tháo băng có thể tạo vết thương mới trên mô hạt mới hình thành.
  • Vết thương quá ướt hoặc là quá khô cũng đều khiến cho vết thương chậm lành nên việc băng vết thương sẽ giúp duy trì độ ẩm thích hợp trên bề mặt của vết thương.

Không băng vết thương:

  • Không băng vết thương cũng rất có ích lợi cho vết thương như loại trừ được những điều kiện giúp cho vi khuẩn mọc (ẩm, ấm, tối). Với một vết thương không băng cũng sẽ giúp chúng ta quan sát, theo dõi được diễn biến tình trạng vết thương được dễ dàng, dễ vệ sinh và tắm rửa hơn.
  • Việc thay/ tháo băng không đúng cách cũng có nguy cơ tạo thêm vết thương cho người bệnh nên việc không thay băng sẽ tránh tổn thương thêm cũng như tránh việc dị ứng băng dính và tiết kiệm bông băng, dung dịch…

Kỹ thuật rửa vết thương:

  • Rửa vết thương theo đường thẳng bắt đầu từ đỉnh đến đáy và tiến hành từ trong ra ngoài, từ những vết cắt theo đường thẳng chạy song song với các vết thương.
  • Luôn rửa vết thương từ vùng sạch đến vùng ít sạch và sử dụng tăm bông / miếng gạc cho mỗi lần lau theo chiều đi xuống.
  • Đối với một vết thương đã mở, khi làm ẩm miếng gạc với một tác nhân cần làm sạch và vắt khô dung dịch thừa đi, rửa vết thương bằng 1-2 vòng tròn hay cả vòng tròn đi từ trung tâm tiến dần ra phía ngoài. Nên rửa vết thương tối thiểu là 2,5cm vượt qua phần cuối của gạc mới hoặc vượt qua rìa của vết thương cũ là 5cm. Lựa chọn miếng gạc có đủ độ mềm để đưa vào chạm với bề mặt vết thương.
  • Nên sử dụng những loại dung dịch không gây tổn hại với mô cơ thể và không cản trở quá trình lành vết thương. Miếng gạc có thể từ chất tổng hợp hoặc cottong (cottong thường được sử dụng hơn vì nó có các kẽ hở lớn, giúp giữ lại chất làm ẩm và phù hợp với nhiều dạng vết thương).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *