Một số lưu ý cần nhớ trong cách chăm sóc vết thương hở

Thế nào là vết thương hở ?

Vết thương hở được định nghĩa là một chấn thương làm cho các mô bên ngoài cơ thể như da bị rách. Đa số các vết thương hở nhỏ đều có thể được điều trị tại nhà.

Hiện tại vẫn có một số người áp dụng nhiều kỹ năng chăm sóc vết thương hở theo cách dân gian / truyền miệng để làm cho vết thương nhanh khỏi. Tuy vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học và các bác sĩ đưa ra lời khuyên hãy nên cẩn thận và tránh xa những cách làm dân gian như vậy bởi sẽ mang lại những hậu quả không tốt.

Một số lưu ý trong cách chăm sóc vết thương hở 

  •  Không làm sạch vết thương hở ngay khi bị thương

Có nhiều trường hợp sau khi xảy ra sự cố người bệnh nhân thường, vì nghĩ là vết thương nhỏ, nông chỉ ở ngoài da nên không mấy để ý tới. Quá trình băng bó vết thương tiến hành mà bỏ qua các bước làm sạch vết thương. Khi vết thương không được rửa, làm sạch và sát khuẩn đúng cách sẽ làm cho vết thương dù là nhỏ nhất cũng sẽ bị nhiễm trùng và trở lên nghiêm trọng hơn, gây ra chảy nước / bị loét khiến cho quá trình lành vết thương kéo dài hơn bình thường và gây nên những tổn thương cho bệnh nhân về cả thể chất lẫn tinh thần.

  • Không rắc bột thuốc kháng sinh lên vết thương hở

Rắc bột kháng sinh lên trên các vết thương hở: vết bỏng, trầy xước, rách da, vết thương nhiễm trùng,… là cách xử lý vết t樂威壯
hương khá phổ biếncủa nhiều người.
Thuốc được sử dụng để rắc lên trên vết thương hay gặp nhất là viên thuốc chống lao màu đỏ Rifampicin,tiếp đến là một số kháng sinh khác như Clocid (Chloramphenicol)…

Có những người nghĩ rằng làm như thế sẽ phát huy tốt nhất tác dụng phòng chống nhiễm khuẩn bởi vì thuốc được đưa nhanh nhất trực tiếp tới vết thương. Tuy vậy trong thực tế, hành động rắc bột kháng sinh lên trên vết thương hở là hoàn toàn không có lợi, mà sẽ còn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, cụ thể như sau :

–  Dễ gây dị ứng, sốc phản vệ

Khi rắc bột kháng sinh trực tiếp lên trên vết thương hở sẽ làm kích thích da, gây kích thích những phản ứng viêm tại chỗ nên rất dễ gây dị ứng và sốc phản vệ cho người bệnh. Dị ứng kháng sinh thường sẽ rất nguy hiểm, thậm chí gây nên tử vong nhanh chóng.

– Không có tác dụng phòng chống nhiễm khuẩn

Sau khi rắc thuốc một vài giờ, bột thuốc kháng sinh sẽ bị khô lại, nồng độ kháng sinh sẽ thấm vào những lớp mô bị tổn thương là không nhiều vì thế cũng không có ý nghĩa phòng, chống lại sự nhiễm khuẩn. Trong nhiều trường hợp sau vài ngày khi đã rắc bột kháng sinh vết thương liền bị sưng tấy, gây nên sốt. Sau khi lột bỏ đi lớp bột kháng sinh đã khô ở bên ngoài ra thì bên trong chứa toàn mủ và các mô hoại tử.

– Vết thương lâu khỏi, lên da non chậm

Sau khi rắc bột kháng sinh lên vết thương sẽ hình thành một lớp vỏ khô bao phủ ở bên ngoài, tạo nên hàng rào vật lý cản trở sự xam nhập của các yếu tố giúp bảo vệ cơ thể đi tới vết thương. Kháng thể, bạch cầu, máu, kháng sinh đường uống,…đều bị cản trở nên khả năng bảo vệ cho cơ thể tránh khỏi viêm, nhiễm trùng sẽ bị hạn chế rất nhiều. Đây là nguyên nhân khiến cho vết thương chậm lành, thậm chí diễn biến sẽ trở nặng hơn.

 Không dùng ô xy già để rửa vết thương hở

Có một số người cho rằng việc sát trùng vết thương hở với oxy già (hydrogen peroxide) hay cồn có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và tránh cho nạn nhân khỏi những nhiễm trùng không mong muốn. Điều đó cũng có thể đúng. Bởi vì oxy già là một chất oxy hóa rất mạnh có thể giúp tiêu diệt đi các vi khuẩn kỵ khí (những vi khuẩn này cần có điều kiện ít oxy để phát triển) và cồn để giúp thủy phân những protein và chất béo cấu tạo nên vi khuẩn.

Bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời chúng cũng tiêu diệt các bạch cầu- tiểu cầu – các mô mới lành. Điều đó sẽ làm cho các vết thương lâu lành, có thể là một cơ hội để nhiễm trùng phát triển. Do vậy dùng nước sạch hay tốt hơn là nước muối sinh lý là đủ rửa cho vết thương của bạn.

Cách chăm sóc vết thương hở tại nhà

Bước 1: vệ sinh, rửa tay thật kỹ cùng với xà phòng/ nước sát trùng.

Có thể sử dụng nước ấm và xà phòng để rửa tay và loại bỏ đi bụi đất. Khi tay bẩn tránh không được chạm vào vết thương vì có thể sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng. Nếu nhưkhông có sẵn nước sạch ở đó,có thể bằng khăn ướt lau tay / dùng găng tay y tế.

 Bước 2: Rửa vết thương. 

Hãy cẩn thận sao cho những mẩu da đã bị bong ra không bị đứt lìa (nếu mẩu da vẫn còn dính). Nhẹ nhàng thấm thật khô vết thương sau khi rửa xong.

Bước 3: Băng vết thương. 

Nếu như những mẩu da bong ra vẫn còn dính, hãy đặt nó về chỗ cũ để che lại vết thương trước khi băng bó. Nó sẽ giúp vết thương lành lại. Hoặc bạn cũng có thể dùng đến gạc không dính và băng thun dạng ống để cố định miếng gạc tốt hơn. Thay băng mỗi ngày 2-3 lần lần, hay là khi băng bị ướt / bẩn. Cẩn thận tháo bỏ lớp băng cũ, nhẹ nhàng rửa lại vết thương nếu cần băng lại băng mới.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *