HETIS- GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN CHO VẾT LOÉT TỲ ĐÈ

1. Định nghĩa

Loét tỳ đè là những tổn thương da, mô dưới da do lực tỳ ép liên tục gây ra.

2. Vị trí dễ bị loét tỳ đè

Loét tỳ đè thường xảy ra ở những vùng xương lồi lên, không có hoặc có rất ít cơ bao bọc, hoặc ở những vùng bị tỳ đè, tiếp xúc với các thiết bị y tế.

Tùy thuộc vào tư thế, đặc điểm của người bệnh mà vùng nguy cơ loét sẽ khác nhau ở từng bệnh nhân.

2.1 Bệnh nhân nằm ngửa

Với bệnh nhân để nằm ngửa dài ngày thì sẽ có nguy cơ loét ở những vùng như: vùng chẩm, xương bả vai, khuỷu tay, hai gai chậu sau trên, xương cùng, cụt, ụ ngồi, gót chân.

2.2 Bệnh nhân nằm sấp

Trường hợp người bệnh nằm sấp lâu và kéo dài thì những vùng có nguy cơ dễ bị loét là vùng đầu, khuỷu tay, vùng cằm, vùng ngực, vùng gai chậu trước trên, vùng đầu gối, những ngón chân.

2.3 Bệnh nhân nằm nghiêng

Bệnh nhân nằm nghiêng kéo dài sẽ có nguy cơ loét ở những vùng như xương bả vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, mắt cá chân, gót chân.

2.4 Bệnh nhân ngồi kéo dài

Trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp, phải ngồi kéo dài sẽ có nguy cơ loét ở vùng đầu, vai, xương cùng, ụ ngồi, gót chân.

2.5 Bệnh nhân béo phì

Người bệnh bị thừa cân, béo phì có nguy cơ loét ở những vùng như nếp ngấp ngực, nếp ngấp mông, nếp gấp trên da bụng.

2.6 Loét do thiết bị y tế

Vị trí loét tùy thuộc vào vị trí đặt thiết bị y tế của người bệnh. Vị trí loét thường hay gặp là ở vùng mặt, liên quan đến các dụng cụ hỗ trợ hô hấp.

3. Nguyên nhân gây loét tỳ đè

Lực tỳ đè là nguyên nhân hàng đầu gây loét tỳ đè, do nó làm cản trở lưu thông của dòng máu ở khu vực bị tỳ đè, dẫn tới da, mô khu vực đó kém được nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, lực ma xát của da lên bề mặt cứng cũng là tác nhân gây tổn thương da.

4. Các yếu tố nguy cơ gây loét tỳ đè

– Bệnh nhân bị giảm hoặc không cử động được phải nằm, ngồi một chỗ.

– Bệnh nhân giảm hoặc mất cảm giác.

– Bệnh nhân béo phì, tiểu đường, tuần hoàn kém, tổn thương cột sống,…

– Da ẩm ướt

– Người già 

5. Các mức độ của loét tỳ đè

Dựa trên độ sâu, kích thước và mức độ tổn thương của các mô, loét tỳ đè được chia làm 4 độ:

– Độ 1: Vết loét hiện diện dưới dạng ban đỏ trên vùng da, nhô xương hay vùng bị tỳ đè. Hầu hết độ 1 của loét ép có thể mất đi nếu không còn sự tỳ đè. Có thể khó nhận định độ 1 đối với những người da sẫm màu.

– Độ 2: Vết loét trên bề mặt và hiện diện như một vết trầy, hố nông hay phồng rộp. Da có thể bị mất phần biểu bì, bì hay cả phần bì và mỡ. Các vết phồng giộp da thường gây cảm giác đau.

– Độ 3: Vết hoại tử xuất hiện dưới dạng toàn bộ bề dày của da hoại tử có liên quan đến sự tổn thương hay mất mô dưới da, có thể mở rộng xuống phần dưới nhưng không sâu đến phần cân. Trên lâm sàng, nó như một hố sâu có hiện diện mô hoại tử. Loét độ 3 cần nhiều tháng mới lành được.

– Độ 4: Vết loét mất toàn bộ bề dày của da, loét sâu gây tổn thương phần cơ, gân, bao khớp, xương, có thể có các đường rò. Phải mất hàng tháng, hàng năm và các biện pháp chăm sóc, điều trị đặc biệt vết loét mới có thể lành.

Ngoài 4 cấp độ trên, loét tỳ đè còn tồn tại hai dạng khác nữa đó là loét được bao phủ bởi lớp vảy, mô chết và loại loét không xác định được độ sâu.

6. Dự phòng và điều trị loét tỳ đè

6.1 Giảm lực tỳ đè

– Thay đổi tư thế mỗi 1- 2 giờ

– Nếu bệnh nhân không được phép thay đổi tư thể vì các vấn đề liên quan đến y tế như thở máy, chấn thương,…thì nên để người bệnh nằm/ngồi trên giường, đệm đặc biệt như đệm khí, đệm nước, đệm xốp, đệm gel,…nhằm duy trì áp lực tỳ đè <32mmHg.

– Tập vận động nhẹ nhàng.

– Đặt gối/đệm xốp dưới những vùng bị tỳ đè nhiều như: gót chân, bắp chân, vùng xương cụt, vùng vai, xương bả vai, khuỷu tay để ngăn ngừa loét.

Chú ý:

+ Không để gối dưới đùi gối, sẽ làm tăng áp lực tỳ đè lên gót chân người bệnh.

+ Trường hợp bệnh nhân nằm nghiêng nên đặt gối/đệm xốp giữa hai đầu gối và mắt cá chân, khuỷu tay, vùng lưng.

6.2 Hạn chế ma xát

– Người bệnh không tự ý xê dịch hay trườn lên xuống giường vì điều này có thể dẫn tới nguy cơ da bị tổn thương do ma xát.

– Khi di chuyển và xoay trở người bệnh cần cẩn thận để ngăn ngừa tổn thương da do ma xát, va chạm,…

– Đảm bảo vải trải giường của người bệnh luôn thẳng, phẳng, hạn chế lực ma xát.

6.3 Chăm sóc da

– Vệ sinh da hàng ngày, giữ cho da người bệnh luôn sạch sẽ.

– Thay quần áo, vải trải giường cho người bệnh mỗi khi ẩm ướt.

– Chăm sóc, quản lý tốt nước tiểu, phân ở người bệnh đại tiểu tiện không tự chủ cũng như dịch từ các ống dẫn lưu trên cơ thể đảm bảo dịch không trào da vùng da xung quanh.

– Nên đặt gạc xốp dưới những vùng tỳ đè để thấm hút mồ hôi, giảm lực tỳ đè, hạn chế tổn thương do ma xát.

6.4 Dinh dưỡng

– Ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lành thương.

– Các thành phần dinh dưỡng giúp vết thương lành nhanh bao gồm:

– Protein và sắt: hai thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa các mô, tái tạo tế bào. Nhóm thực phẩm giàu sắt và protein là thịt, trứng, cá, các loại hạt như đậu tương, đậu hà lan,…

– Canxi: Có nhiều ở phô mai, sữa chua, các loại đậu,…

– Vitamin A, C, E và K: là những vitamin quan trọng cho việc tái tạo da, nhóm dinh dưỡng này có nhiều ở thịt, trái cây, rau,…

– Uống đủ nước: người bệnh bị loét tỳ đè, nằm một chỗ có nguy cơ mất nước qua nước tiểu, mồ hôi, dịch vết thương nên cần phải được bổ sung nước hàng ngày. Tùy từng nhu cầu của mỗi người mà lượng bổ sung khác nhau, tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì một người bình thường nên bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày.

6.5 Kiểm soát đau

Loét tỳ đè có thể gây đau do thiếu oxy và dòng máu đến vùng tỳ đè. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp người bệnh có thể kiểm soát cơn đau của mình.

– Thay đổi tư thế cho người bệnh mỗi khi có thể.

– Chú ý nhấc cao người bệnh lên khỏi bề mặt cứng khi thay đổi tư thế cho người bệnh để tránh tổn thương do ma xát.

– Tránh ở lâu một tư thế mà làm tăng lực tỳ đè như ngồi ở tư thế 90, 45, 30 độ hay nằm nghiêng một bên.

– Giữ ga giường mềm và không nhăn.

– Băng vết thương bằng băng gạc không dính vào vết thương, tạo môi trường ẩm phù hợp để thúc đẩy lành thương và thay băng không đau như gạc xốp, alginate, hydrocolloid.

– Nghe nhạc, chơi game hoặc làm những việc yêu thích khác để quên đi cơn đau.

– Với những cơn đau mức độ trung bình đến nặng thì cần sự tư vấn, thăm khám của bác sĩ để được sử dụng thuốc giảm đau. Người bệnh, người nhà không tự ý mua thuốc giảm đau uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc giảm đau thường dùng như aspirin, naproxen,…

6.6 Phòng ngừa và điều trị các bệnh đi kèm

Bên cạnh việc chăm sóc, ngăn ngừa vết loét tỳ đè, người bệnh cũng cần được phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh đi kèm như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn tiêu hóa,…

6.7 Chăm sóc tại chỗ vết loét

Vết loét nên được rửa, vệ sinh ít nhất 1 lần 1 ngày. Trường hợp vết loét nhiễm trùng, dịch tiết nhiều thấm hết gạc thì tần suất vệ sinh nên được tăng lên 2-3 lần/ngày hoặc vệ sinh, thay gạc ngay khi thấy băng gạc đã hết khả năng thấm hút dịch.

6.7.1 Mục tiêu của vệ sinh vết loét:

+ Loại bỏ mô chết, vi sinh vật khỏi bề mặt vết thương.

+ Quan sát, đánh giá vết thương.

+ Tạo nền vết thương sạch để thực hiện các bước chăm sóc tiếp theo.

+ Bảo vệ vùng mô lành.

6.7.2 Các bước vệ sinh vết loét

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

– Dung dịch vệ sinh vết thương: Muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch chứa chất sát khuẩn như Alfasept Wound Solution,…

– Dung dịch sát khuẩn tay: Alfasept handrub

– Găng tay sạch

– Bát sạch

– Băng gạc để băng vết thương: gạc cotton, gạc xốp, gạc alginate,…

– Băng dính hoặc Hetis Film

– Gạc để rửa vết thương: gạc cầu

– Pank, kéo

– Túi/thùng đựng đồ bẩn

Bước 2: Tiến hành

– Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay

– Đi găng tay

– Đổ dung dịch rửa vết thương ra bát

– Chuẩn bị gạc rửa vết thương bên cạnh bát đựng dung dịch sát khuẩn

– Loại bỏ băng gạc bẩn. Trường hợp băng gạc bị dính vào vết thương, sử dụng nước muối sinh lý làm ẩm băng gạc trước khi bóc.

– Tháo bỏ găng tay cũ

– Sát khuẩn lại tay

– Đi găng tay mới

– Tiến hành đánh giá và rửa vết thương:

+ Nhúng gạc cầu vào dung dịch rửa vết thương và tiến hành rửa vết thương theo nguyên tắc từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

+ Lưu ý:

  • Một mặt của gạc cầu chỉ dùng để rửa 1 vùng vết thương và 1 lần vệ sinh, không sử dụng lần 2. Do đó, cần chú ý thay gạc cầu cũng như quay vị trí của gạc khi rửa.
  • Cần rửa rộng ra vùng xung quanh vết thương 5-10cm.

– Băng vết thương: Việc sử dụng đúng loại băng gạc che phủ vết thương đóng vai trò quan trọng trong việc liền thương. Các loại băng gạc được khuyến cáo sử dụng cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Kiểm soát dịch
  • Ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng
  • Duy trì môi trường ẩm cho vết thương
  • Thúc đẩy lành thương
  • Không dính gạc vào vết thương
  • Thay băng không đau
  • Thuận tiện, dễ sử dụng
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí

Dựa trên các tiêu chí trên, người bệnh nên tránh dùng gạc cotton truyền thống để băng trực tiếp lên vết thương hở vì gạc truyền thống dễ dính vào vết thương, gây đau, tổn thương thứ cấp cho người bệnh, bên cạnh đó, sau khi thấm hút dịch vết thương, gạc thường chuyển từ dạng ướt sang dạng khô, tạo môi trường không tốt cho mô hạt phát triển. Ngoài ra, loại gạc này không có khả năng bảo vệ vết thương khỏi những tác nhân có hại từ môi trường, do đó, vi khuẩn, các bụi bẩn kích thước nhỏ vẫn dễ dàng xâm nhập được vào vùng vết thương, làm vết thương tiến triển nặng hơn.Một nguyên nhân khác cũng vô cùng quan trọng khiến loại gạc vải thông thường này không được khuyến cáo để đắp lên những vết loét tỳ đè đó là những tổn thương thứ cấp do vết thương ma xát với gạc gây ra.  

Hiểu được những khó khăn trong chăm sóc vết thương nói chung và vết loét tỳ đè nói riêng, chúng tôi – Công ty TNHH LAVICHEM đã cho ra đời thương hiệu gạc chăm sóc vết thương tiên tiến HETIS – GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN TRONG CHĂM SÓC VẾT LOÉT TỲ ĐÈ.

HETIS có dải sản phẩm rộng, phù hợp với mọi hình thái, mức độ của vết loét tỳ đè. Dưới đây là bảng hướng dẫn sử dụng gạc phù hợp với từng loại tổn thương loét tỳ đè khác nhau:

Bảng hướng dẫn sử dụng gạc cho từng loại vết thương

Vết loét

Hình ảnh

Mục đích

Loại băng gạc

Ghi chú

Đỏ, sạch, chưa có dịch hoặc ít dịch

 

Giữ ẩm cho da

Thúc đẩy mô lành phát triển

Ngăn ngừa nhiễm trùng và tổn thương sâu

Giảm lực tỳ đè

Hetis Silver Silicone Foam

hoặc Hetis Silver Foam + Hetis Film Hoặc Hetis Hydrocolloid

 

Nông, đỏ, vàng

Dịch tiết trung bình đến nhiều

 

Kiểm soát dịch tiết

Thúc đẩy mô lành phát triển

Ngăn ngừa nhiễm trùng, tổn thương sâu

Giảm lực tỳ đè

Hetis Silver Silicone Foam

hoặc Hetis Silver Foam + Hetis Film

 

Nông, vàng, trắng, vảy đen, đỏ, có mảng mục

Nhiễm trùng

Dịch tiết trung bình đến nhiều

 

 

Kiểm soát dịch tiết

Cắt lọc tự động

Thúc đẩy mô lành phát triển

Ngăn ngừa, kiểm soát nhiễm trùng

Giảm lực tỳ đè

 

Hetis Silver Silicone Foam

hoặc Hetis Silver Foam + Hetis Film

 

Sâu, vàng, đỏ, có mảng mục

Nhiễm trùng

Dịch tiết trung bình đến nhiều

 

Loại bỏ mảng mục, cắt lọc tự động

Kiểm soát dịch tiết

Thúc đẩy mô lành phát triển

Ngăn ngừa, kiểm soát nhiễm trùng

Giảm lực tỳ đè

Hetis Silver Alginate + Hetis Silver Foam + Hetis Film hoặc Hetis Silver Alginate + Hetis Silver Silicone Foam

 

Bao phủ bởi lớp vảy khô, mô chết, ít dịch

 

 

Làm mềm vảy khô

Kiểm soát ngăn ngừa nhiễm trùng

Giảm lực tỳ đè

 

Hetis Hydrocolloid

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *