ĐAU VẾT THƯƠNG: ẢNH HƯỞNG VÀ ĐÁNH GIÁ

 #HETIS #Chamsocvetthuong

Đau là đáp ứng của não bộ với bệnh tật hay với những tác nhân có hại đến cơ thể. Đau có ba loại là đau cảm thụ, đau thần kinh, đau hỗn hợp (gồm cả đau cảm thụ và thần kinh). Thông thường, đau ở vết thương cấp tính thuộc loại đau cảm thụ, còn ở những vết thương mãn tính thì thường là đau hỗn hợp.

日本藤素
s/2022/09/24-1-510×216.jpg 510w”>

Đau vết thương là phản ứng đáp ứng của cơ thể khi mô, tế bào bị tổn thương, có thể do chấn thương, do quá trình chăm sóc như thay băng, rửa vết thương,…hoặc cũng có thể do kết hợp cùng những bệnh lý nền như thiếu máu cục bộ, viêm khớp,…Đau vết thương gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh cũng như quá trình liền thương. Do vậy, việc có kiến thức về đau và biết cách đánh giá đau đóng vai trò quan trọng khi chăm sóc vết thương.

Ảnh hưởng của đau vết thương

– Giảm chất lượng cuộc sống: đau vết thương ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Người bị thương thường hạn chế vận động, di chuyển đặc biệt ở những người có vết thương lớn, vết thương mãn tính. Không chỉ vậy, đau vết thương còn ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, làm người bệnh căng thẳng, lo lắng và khó ngủ, lâu dài dẫn đến mất tập trung, trí nhớ kém, thậm chí cả trầm cảm.

– Chậm lành thương: Đau kích thích cơ thể giải phóng adrenaline và cortisol. Adrenaline  có tác dụng co mạch, hạn chế lưu thông máu trong cơ thể, do đó sẽ hạn chế nguồn dinh dưỡng cần cung cấp đến vết thương, làm quá trình liền thương diễn ra chậm hơn. Cùng với đó, cortisol lại làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch như giảm hoạt động của bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào, điều này làm kéo dài giai đoạn viêm trong quy trình liền thương, dẫn đến thời gian lành thương cũng bị kéo dài.

Đánh giá đau vết thương

Đánh giá đau đúng sẽ giúp người chăm sóc đưa ra được kế hoạch chăm sóc phù hợp với người bệnh. Khi đánh giá đau, cần lưu ý đánh giá các tiêu chí sau:

– Phân loại đau: đau của bệnh nhân thuộc loại đau cảm thụ, thần kinh hay hỗn hợp.

– Thời gian đau: Bệnh nhân bị đau từ bao giờ? mỗi cơn đau kéo dài bao lâu? tần suất đau trong ngày?…

– Yếu tố ảnh hưởng đến đau: những yếu tố nào làm bệnh nhân đỡ đau và những yếu tố nào làm bệnh nhân cảm thấy đau nhiều hơn.

– Vị trí đau: đau khu trú quanh vết thương hay đau toàn thân?

– Tính chất đau: đau nhói, đau lan tỏa, đau rát, đau âm ỉ,…

– Mức độ đau: Có nhiều phương pháp đánh giá, mô tả mức độ đau khác nhau. Có thể đánh giá mức độ đau theo tiêu chí: không đau, đau nhẹ, đau vừa, đau nhiều và đau rất nhiều. Hoặc cũng có thể đánh giá theo thang điểm từ 1-10 với 0 điểm là không đau, 10 điểm là mức độ đau nhất mà người bệnh có thể chịu được. Với những người bệnh không có khả năng giao tiếp như người bị mất trí, trẻ nhỏ, bệnh tâm thần,…thì sẽ có những phương pháp đánh giá chuyên biệt thông qua những biểu hiện như nhịp thở, đổ mồ hôi, nét mặt, nguôn ngữ cơ thể,…

 

 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *