Chăm sóc vết thương lên da non thế nào để hạn chế sẹo hình thành

Chăm sóc vết thương lên da non- Biểu hiện 

Lên da non chính là hiện tượng biểu hiện cho vết thương đang bắt đầu hồi phục, bề mặt da được làm lành bằng 1 lớp da mới, còn rất yếu ớt thường sẽ có màu hồng / đỏ.
Trong thời gian này, cơ thể thường sẽ sản sinh ra một chất gọi là Histamine, là hợp chất có tác dụng để kích hoạt các tế bào, giúp cấu tạo nên các mô mới và làm lành lại vết thương một cách nhanh chóng. Song song với đó, histamine cũng có thể sẽ gây ra một loạt những dị ứng như là một cách để phản ứng của cơ thể với vết thương. Cụ thể, chúng sẽ tạo ra cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu cho bệnh nhân.
 
Với những trường hợp với những vết thương nhẹ, không quá sâu, quá trình sinh trưởng với tế bào mới thường sẽ diễn ra ở trên bề mặt của làn da, ít tác động đến thần kinh, nên bạn không có cảm giác bị ngứa ngáy. Ngược lại, nếu như vết thương có diện tích rộng – sâu, việc hình thành thêm những mầm thịt mới dày đặc và các dây thần kinh bị chèn ép, hiện tượng ngứa ngáy trên sẽ có thể làm phiền bạn trong suốt khoảng thời gian mà vết thương kéo màng, lên da non cho đến khi vết thương phục hồi hẳn. 
 
Cách chăm sóc vết thương lên da non
Vùng da non ở trên bề mặt của vết thương thường sẽ còn rất mỏng manh, yếu ớt. Trong khi đó, cảm giác khó chịu, ngứa ngày sẽ rất thường xuyên làm phiền khiến cho bạn khó chịu và ngứa tay chỉ muốn gãi để thỏa mãn. Tuy nhiên, bẹn hãy kiềm chế, bởi chính hành động này có thể khiến cho vết thương bị trầy xước dễ dàng hơn và nhanh chóng bị viêm nhiễm.

Đặc biệt, lớp da non mới hình thành này rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu không có đủ độ ẩm cần thiết, thì chúng sẽ nhanh chóng bị khô lại và tạo thành những nốt vảy cứng ở trên da đồng thời sẽ càng khiến bạn bị ngứa ngáy thêm và cảm giác khó chịu nhiều hơn. 

Khi lên da non, vết thương sẽ cần nhiều oxy hơn để trao đổi và lưu thông máu, kích thích hình thành nên các tế bào mới. Bởi vậy, nếu là những vết thương nhẹ, bạn không cần phải băng bó mà chỉ cần bôi một lớm kem trị thương lên trên là được. Nếu như vết thương nặng- sâu, lưu ý khi băng gạc nên nhẹ nhàng, cố gắng để chúng được thông thoáng  sẽ giúp cho vết thương mau lành hơn.

Với những trường hợp bạn bị cơn ngứa khiến không chịu đựng nổi, hãy sử dụng loại thuốc kháng Histamine ( tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những lựa chọn an toàn nhất).

 
Trong khoảng thời gian lên da non, vết thương thường sẽ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để tái tạo lại các mô và tế bào. Việc xây dựng, áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp là rất cần thiết.
Theo như khuyến cáo của các chuyên gia, vào thời điểm này, bạn nên bổ dung nhiều chất đạm: thịt lợn vì chúng sẽ kích thích việc cấu tạo nên những mầm thịt mới nhanh hơn. Hoa quả tươi và các loại rau cũng sẽ rất tốt cho cơ thể bạn lúc này
Ngoài ra, bạn nên sử dụng nhiều loại thực phẩm như: nghệ, diếp cá, rau ngót, cải… sẽ giúp chống viêm và kháng khuẩn vết thương hiệu quả, giúp cho quá trình phục hồi vết thương được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. 

Đặc biệt, bạn nên tránh sửu dụng các loại thức ăn như: cơm nếp (gây mưng mủ), thịt gà, hải sản (gây ngứa), thịt bò (hình thành sẹo thâm), đồ cay nóng hoặc có nhiều axit bởivì  chúng sẽ khiến cho vết thương mưng mủ, lành lâu hơn bình thường.

Rau muống và hải sản cũng không nên sử dụng vì sẽ khiến cho bạn thêm ngứa ngáy và khiến vùng da non bị lồi ra, trong khi đó, thịt bò lại gây co kéo, khiến cho vùng da này như bị chùn lại.

Bạn hãy quan tâm tới cơ thể khi có vết thương và có những cách xử lý phù hợp để cho các vết thương nhanh khỏi và hạn chế tối đa việc để lại sẹo xấu và các vết thâm.

Bên cạnh đó, bạn hãy nên sử dụng thêm các sản phẩm chuyên dùng cho các vết thương như để hỗ trợ cho quá trình lành thường và hạn chế để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Nên lựa chọn những loại thuốc bôi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hiệu quả nhanh hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng những loại thuốc dân gian không rõ nguỗn gốc khiến cho vết thương bị viễm nhiễm.

Chăm sóc vết thương lên da non trong bao lâu

Thời gian vết thương lên da non có thể kéo dài khoảng từ 1 /3 tuần cho đến 1 tháng tùy thuộc vào diện tích và mức độda bị tổn thương.

Ở trong khoảng thời gian này cơ thể sẽ tăng sinh thêm các tế bào mới, giúp chữa lành các mô da và những mạch máu bị tổn thương.

Khi vết thương lành sẽ có các biểu hiện như là lớp vảy cứng khô, co lại cuối cùng sẽ là bong da và hoàn tất quá trình hồi phục lành vết thương. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *